Xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

Thảo luận trong 'Môi trường - Đô thị' bắt đầu bởi qcraovathcm, 20/7/22.

  1. qcraovathcm
    Offline

    qcraovathcm Expired VIP

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, nhiễm lợ chất lượng nhất

    Tình trạng nước nhiễm mặn diễn ra ngày càng đáng báo động, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của người dân. Do vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn ngày càng cần thiết.
    Tại sao cần xử lý nước nhiễm mặn?
    Nước nhiễm mặn gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người cũng như đối với các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp,… Do vậy cần có phương pháp xử lý nước nhiễm mặn cũng như xây dựng được hệ thống xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả.

    [​IMG]

    Phương pháp xử lý nước nhiễm mặn
    1. Phương pháp truyền thống
    Theo phương pháp xa xưa, ông cha ta thường đợi đến mùa mưa và tích trữ lượng lớn nước mưa để sử dụng. Cùng với đó, lượng mưa lớn sẽ giúp thau chua rửa mặn, mang lại chất lượng đất ban đầu

    Xem thêm : hệ thống lọc nước lợ



    Tuy nhiên, phương pháp này rất thụ động theo thời tiết, con người không thể chủ động trong nhu cầu sử dụng, đáp ứng được sự phát triển kinh doanh, sản xuất hiện đại. Do đó, việc lắp đặt và áp dụng các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn càng trở nên cấp thiết

    2. Phương pháp hiện đại
    2.1. Phương pháp chưng cất nhiệt
    Đây là phương pháp được sử dụng sớm nhất với mục đích lại bỏ các tạp chất hòa tan trong nước. Nước nhiễm mặn sẽ được đun tới nhiệt độ sôi, khi đó hơi nước bốc lên và được ngưng tụ thành nước tinh khiết. Tất cả các muối hòa tan được để lại trong nồi đun, sau đó chuyên đi để xử lý hoặc sử dụng cho mục đích khác.

    Tham khảo: hệ thống lọc nước phèn


    Ưu điểm: Áp dụng cho mọi loại nước với độ mặn khác nhau
    Nhược điểm: Nước sau khi được xử lý không còn giữ được những khoáng chất trong cơ thể. Chi phí sử dụng rất cao, ít dùng trong đời sống thông thường
    2.2. Điện phân
    Quá trình điện phân giúp loại bỏ được các ion natri tích điện dương cùng các ion clo tích điện âm từ nước để tạo nên nước ngọt.

    Thiết bị này gồm hai thanh than chì hoặc dây sắt với tính dẫn điện cao. Bên ngoài, chúng được phủ một lớp điện cực cacbon để có thể biến thành cực âm và cực dương.

    Để kích hoạt được các điện cực, cặp dây được nhúng vào trong một thùng nước nhiễm mặn và kết nối hệ thống cùng với nguồn điện bên ngoài. Điện áp chênh lệch giữa hai dây nhỏ, lúc này cực âm sẽ hấp thu các cation natri mang tích điện dương. Cùng với đó, dây cực dương sẽ hấp phụ những anion clo mang tích điện âm trong nước.

    Sau khi loại bỏ được muối NaCl, độ mặn trong nước giảm và có thể sử dụng cho ăn uống.

    2.3. Phương pháp trao đổi ion
    Sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion trong loại bỏ các ion muối hòa tan trong nước. Các hạt nhựa này giúp thay thế các ion bằng H+ và OH-

    2.4. Hệ thống thẩm thấu ngược RO
    Đây là phương pháp phổ biến nhất trong xử lý nước nhiễm mặn trên thế giới với quy trình cơ bản như sau:

    Tham khảo : hệ thống xử lý nước mặn

    Tiền xử lý: nước nhiễm mặn được đưa qua bộ lọc thô nhằm xử lý để nước phù hợp với tiêu chuẩn hoạt động màng RO. Chúng giúp loại bỏ chất rắn lơ lửng hay điều chỉnh độ cứng, độ pH,…
    Bơm tăng áp: máy bơm được trang bị nhằm tăng áp lực của nước cấp đến mức phù hợp với màng và độ mặn của nước cấp. Áp suất vận hành cần đến khá cao, dao động trong khoảng 250 – 400 psi
    Quá trình lọc màng RO: Màng RO được tích hợp chức năng cho phép sự di chuyển của dung môi nhưng không cho phép chất tan đi qua. Nước đi qua màng, từ phía có nồng độ muối cao hơn về bên phía có nồng độ muối thấp hơn. Quá trình khử muối sẽ phân tách nước thành 2 dòng đầu ra là nước thành phẩm với nồng độ muối thấp, phù hợp cho nước ăn uống và sản phẩm phụ có TDS cao
    Quá trình ổn định: nước được điều chỉnh độ pH, cân bằng và khử trùng trước khi chuyển đến hệ thống phân phối để sử dụng làm nước uống.
     
    #1

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn mua bán cho thuê nhà đất, bất động sản Việt Nam